K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:                                                                                                               BIỂN NHỚTôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệtđẹp.Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăngbiển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:                                                              

                                                 BIỂN NHỚ
Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt
đẹp.
Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng
biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó?
Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu
được nỗi lòng sâu thẳm của biển.
Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì
không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là
tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa,
biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực
biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ?
Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh
phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là
một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ
niệm đã chìm sâu vào kí ức… Nhiều ! Nhiều lắm ! …
Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra
rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển
thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.

( Theo Nam Phương)
Ghi lại một hình ảnh em yêu thích trong bài và giải thích vì sao em lại yêu thích
hình ảnh ấy.

 

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển MẹÂu Cơ hẳn không thể yên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Tổ quốc đang bão giông từ biển

 Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ

Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu. Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

0
22 tháng 12 2021

1. Là lời của người ở quê hương với người đi xa

2. Thành ngữ: Dãi nắng dầm sương

Nghĩa: Sự vất vả, gian lao trong cuộc sống.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ta ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,… Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết,… Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. 

                                                        (Trích “Xem người ta kìa!”, Lạc Thanh, SGK Ngữ văn 6, tập hai,                                                    Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.55)

Tìm lí lẽ và bằng chứng xuất hiện trong đoạn văn trên. Nhận xét về cách đưa ra lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?

 

1
3 tháng 4 2022

Ai giúp mình đi! Mình cần gấp, mai mình học rồi!

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? của ai? Xác định thể loại của văn bản đó.

Câu 2: Tìm hai từ láy, 2 từ ghép có trong đoạn trích .

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được. Câu 5: Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6: Em hiểu “ thế giới kì diệu” sa cánh cổng trường mà người mẹ nhắc đến là gì?

Câu 7: Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn .
Giúp mình với!

1
2 tháng 10 2021

Câu 1 : Trích từ "Cổng trưởng mở ra" - của Lý Lan - văn bản nhật dụng

Câu 2 : - 2 từ láy : nôn nao , hồi hộp

- 2 từ ghép : khắc sâu , tự nhiên

Câu 3 : học trò - học sinh

Câu 4 : Nội dung : Sự hồi tưởng của người mẹ về ngày khai trường đầu tiên của minh.

Nghệ thuật : - Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc

- Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện những tâm tư, tình cảm thầm kín của người mẹ

2 tháng 10 2021

Còn từ câu 5-7 bạn chưa làm ạ

 

3 tháng 4 2022

a,được sử dụng với nghĩa chuyển

b,biện pháp tu từ nhân hóa

Cửa sông_giáp mặt 

Cửa sông _nhớ

Cửa sông_chẳng dứt 

c,Thành ngữ / tục ngữ có nội dung như khổ thơ trên:

Sông kia nước chảy lờ đờ
Con thuyền lững thững với trăng mờ nào soi
Con sông bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm
Bao giờ gió đứng, sóng êm
Thuyền anh xuôi ngược qua đêm lại về
Với em anh trót nặng lời thề.

 

3 tháng 4 2022

hép hép câu c luôn :>

CÂU 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. (4 điểm)                                         “Cha là thần tượng của con Khi nhớ đến Không sao cầm nước mắt Cha nghiêm khắc nhưng bao giờ cũng rộng lượng yêu thương Cha thường nói: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Sống làm người hiếu thảo do ta...”                                  (Trích Lòng tôi thế đấy, Thanh...
Đọc tiếp

CÂU 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. (4 điểm)

 

                                        “Cha là thần tượng của con

 

Khi nhớ đến

 

Không sao cầm nước mắt

 

Cha nghiêm khắc

 

nhưng bao giờ cũng rộng lượng yêu thương

 

Cha thường nói:

 

“Công cha như núi Thái Sơn

 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

 

Sống làm người

 

hiếu thảo do ta...”

 

                                 (Trích Lòng tôi thế đấy, Thanh Yên)

 

a.     Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên?

 

b.     Tìm 2 từ ghép có trong đoạn trích?

 

          c. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 3 - 5 câu trình bày hai việc làm (hành động) thể hiện bổn phận của một người con với cha mẹ.

            

1
18 tháng 12 2021

a, Nói về người cha và sự hiếu thảo của mỗi người

b, nước mắt, yêu thương

c, 

Em tham khảo:

      Cha mẹ luôn là người giúp đỡ ta , nuôi nấng ta trong cuộc sống, vì vậy chúng ta phải biết ơn , nghĩ đến công lao mà cha mẹ đã dành cho mình để cố gắng học tập đáp lại công ơn to lớn đó. Vậy người con phải biết nghe lời cha mẹ , luôn làm theo những gì cha mẹ đã dạy con mình . Ví dụ khi đi học về chúng ta phải chào ba mẹ và khi bắt đầu đi học cũng vậy. Việc thứ hai là người con phải giúp đỡ cha mẹ khi nhiều việc không làm được, chúng ta phải biết giúp  việc những gì vừa sức mình. Ví dụ như nấu cơm , quét dọn nhà cửa , trông em ,...

8 tháng 1

Nội dung chính : Miêu tả về bà kính yêu qua cảm nhận của người cháu

b) Từ trầm bổng

Ba từ trên miểu tả những điều nhẹ nhàng còn trầm bổng như miêu tả một thứ gì đó có âm điệu cao

c) Không thấy câu in đậm?

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 : Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ: «Ăn quả nhớ kẻ trồng cây», trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt.

0
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và  Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phần II: Tập làm văn

     Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn.

1
18 tháng 2 2022

Câu 1 : Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.

Câu 2 : PTBĐ chính : Tự sự 

Câu 3 :

`-` Rút gọn thành phần Chủ ngữ

`-` Mục đích : Để câu tục ngữ không chỉ một người mà là chỉ chung tất cả mọi người

Câu 4 : Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Vì  hai câu tục ngữ trên đều nói về vấn đề học tập. Học thầy, cô để họ truyền đạt những kiến thức họ học lại cho chúng ta nhưng như vậy cũng chưa đủ nên cần học hỏi thêm những người bạn xung quanh.

Câu 5 : Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự là :

`-` Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Phần II : 

Tham khảo:

Câu 1 : 

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung của con người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra chúng giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Là học sinh, chúng ta hãy học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để xây dựng nước nhà.